Giác hơi có giúp ích cho làn da?

Trong nỗ lực cải thiện vẻ ngoài của làn da, một số người đã tìm đến phương pháp giác hơi, một kỹ thuật truyền thống trong y học cổ truyền, được cho là có khả năng giảm mỡ và cải thiện da sần vỏ cam.

Da sần vỏ cam, hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là cellulite, là một hiện tượng da có bề mặt không đồng đều, tạo nên hình ảnh lồi lõm tương tự như vỏ cam, thường xuất hiện ở các khu vực như đùi, mông, và bụng. Đây là tình trạng phổ biến và lành tính, thường gặp ở phụ nữ, chủ yếu do sự biến đổi trong cấu trúc và phân bố của mỡ dưới lớp bì.

Giác hơi có giúp ích cho làn da?
Ảnh minh hoạ

Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, da sần vỏ cam thường gây ra tâm lý tự ti cho nhiều chị em phụ nữ.

Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy da sần vỏ cam gồm:

- Tuổi tác: Da yếu dần, giảm khả năng đàn hồi do lão hóa, dễ hình thành vùng da sần vỏ cam.

- Giới tính: Phụ nữ dễ bị da sần vỏ cam hơn nam giới.

- Hormone: Nồng độ estrogen cao cũng có thể liên quan tới tình trạng da sần vỏ cam.

- Chế độ dinh dưỡng và tập luyện kém lành mạnh: Các vị trí tích tụ mỡ thừa khiến da sần vỏ cam trông rõ rệt hơn. Người thừa cân dễ gặp hiện tượng này.

- Yếu tố di truyền: Da sần vỏ cam thường gặp trong gia đình, nên ngay cả người gầy hoặc cân đối vẫn có thể gặp khuyết điểm này.

Trong nỗ lực cải thiện vẻ ngoài của làn da, một số người đã tìm đến phương pháp giác hơi, một kỹ thuật truyền thống trong y học cổ truyền, được cho là có khả năng giảm mỡ và cải thiện da sần vỏ cam thông qua việc tạo ra áp suất âm và kích thích lưu thông máu.

Mặc dù giác hơi có thể giúp giảm đau, giảm viêm và trị liệu chấn thương, hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định hiệu quả của nó trong việc giảm bớt tình trạng da sần vỏ cam. Ngược lại, nếu không được thực hiện đúng cách, giác hơi có thể gây ra các tác dụng phụ như đau nhức và bầm tím. Đặc biệt, những người mắc các tình trạng da như chàm eczema, vảy nến, hoặc có rối loạn đông máu, cũng như phụ nữ mang thai, được khuyến cáo tránh phương pháp này.

Đối với việc điều trị da sần vỏ cam, hiện nay có các phương pháp khác nhau như sử dụng sóng cao tần, laser, hút mỡ, kem bôi ngoài da, và xoa bóp. Những người mong muốn cải thiện tình trạng da của mình nên tìm đến các bác sĩ và cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị một cách an toàn và hiệu quả. Các thủ thuật xâm lấn như hút mỡ cần cân nhắc kỹ lưỡng do có thể gây ra biến chứng hoặc làm cho vùng lõm trở nên nghiêm trọng hơn.

Để liệu pháp giác hơi đem lại hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

- Không giác hơi trong không gian quá nóng, quá lạnh hoặc trong phòng có điều hòa.

- Trong quá trình giác hơi, người bệnh và nhân viên y tế cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên để có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Sau khi giác hơi xong, người bệnh cần nghỉ ngơi một lúc, không nên tắm luôn.

Minh Thùy
suckhoeviet.org.vn
link nguồn:https://suckhoeviet.org.vn/giac-hoi-co-giup-ich-cho-lan-da-11500.html

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Hỏi Bác sĩ
2290 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

2296 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

2998 lượt xem
00:00 Thịnh hành Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

5444 lượt xem
00:00 Thịnh hành Giác hơi có giúp ích cho làn da?

Giác hơi có giúp ích cho làn da?

2073 lượt xem
00:00 Thịnh hành Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

4710 lượt xem
00:00 Thịnh hành Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

2758 lượt xem
00:00 Thịnh hành Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

397 lượt xem
00:00 Thịnh hành Tác dụng chữa bệnh của lá tre

Tác dụng chữa bệnh của lá tre

5742 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hoa nhài

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hoa nhài

1437 lượt xem