Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển, lây truyền, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2, H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, thông qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Hiện nay, thời tiết đang là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm dễ dàng phát triển và lan truyền. Ô nhiễm môi trường tăng cao; điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc cúm có thể gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa
Bệnh cúm mùa ảnh hưởng đến sức khỏe người dân - https://suckhoeviet.org.vn/

Một số trường hợp có thể bị nhiễm cúm mùa khi: sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (cốc, chén, khăn, quần áo…) hoặc tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà như (tay nắm cửa, bàn, ghế…) sau đó đưa lên mũi, miệng; tiếp xúc với các động vật nhiễm cúm như: gia súc, gia cầm… cũng có thể lây bệnh; tập trung nơi đông người như trường học, nơi công sở… mà không có biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay...

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bởi hệ miễn dịch kém, suy yếu có nguy cơ khiến bệnh cúm mùa diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng, chống cúm mùa, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, đeo khẩu trang nơi đông người. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, an toàn thực phẩm, nghỉ ngơi và tập thể dục hàng ngày để nâng cao thể trạng. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm, gia cầm bệnh/chết hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, hạn chế tới những nơi tập trung đông người, khu vực đang có dịch cúm. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết phải mang các trang bị phòng hộ như đeo kính, đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. Tiêm vaccine cúm hàng năm là cách tốt nhất để tránh bị bệnh.

Thanh Bảo (T/H)
https://suckhoeviet.org.vn
link nguồn:https://suckhoeviet.org.vn/phong-benh-cum-trong-thoi-tiet-giao-mua-9438.html

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Hỏi Bác sĩ
5825 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

2006 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

4270 lượt xem
00:00 Thịnh hành Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

1328 lượt xem
00:00 Thịnh hành Giác hơi có giúp ích cho làn da?

Giác hơi có giúp ích cho làn da?

4790 lượt xem
00:00 Thịnh hành Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

1638 lượt xem
00:00 Thịnh hành Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

1438 lượt xem
00:00 Thịnh hành Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

2504 lượt xem
00:00 Thịnh hành Tác dụng chữa bệnh của lá tre

Tác dụng chữa bệnh của lá tre

1694 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hoa nhài

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hoa nhài

1988 lượt xem