Những điều cần lưu ý về chất làm ngọt nhân tạo

Khuyến cáo của WHO dựa trên kết quả của một đánh giá có hệ thống về các bằng chứng cho thấy việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không mang lại bất kỳ lợi ích lâu dài nào trong việc giảm mỡ cơ thể ở người lớn hoặc trẻ em.

Các chất làm ngọt nhân tạo: Acesulfame K, aspartame, advantame, cyclamate, neotame, saccharin, sucralose, stevia và các dẫn xuất của stevia được quảng cáo như một chất thay thế lành mạnh hơn đường tinh luyện. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh tác hại tiềm ẩn của chất làm ngọt nhân tạo đối với sức khỏe con người.

Những điều cần lưu ý về chất làm ngọt nhân tạo
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng, chất làm ngọt nhân tạo ngọt hơn đường từ 200 đến 20.000 lần. Do cơ thể con người cơ bản không có các enzym cần thiết để tiêu hóa các chất làm ngọt nhân tạo nên hầu hết không được chuyển hóa hoàn toàn và cung cấp rất ít calo hoặc hoàn toàn không được chuyển hóa, vì vậy chúng không cung cấp calo.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hướng dẫn mới về chất làm ngọt nhân tạo, trong đó khuyến cáo không nên sử dụng chất này để kiểm soát trọng lượng cơ thể hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.

Khuyến cáo của WHO dựa trên kết quả của một đánh giá có hệ thống về các bằng chứng cho thấy việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không mang lại bất kỳ lợi ích lâu dài nào trong việc giảm mỡ cơ thể ở người lớn hoặc trẻ em.

Kết quả tổng quan cũng chỉ ra nguy cơ xảy ra những tác dụng không mong muốn khi sử dụng chất làm ngọt nhân tạo lâu dài, điển hình như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và tử vong ở người lớn.

Trong một tuyên bố, WHO nhận định việc thay thế đường bằng chất làm ngọt nhân tạo không giúp kiểm soát cân nặng về lâu dài. Cơ quan quản lý y tế thế giới khuyến nghị cân nhắc sử dụng những phương pháp khác để giảm lượng đường nạp vào cơ thể như tiêu thụ đồ ăn và thức uống không đường.

Giám đốc Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của WHO Francesco Branca cho biết, chất làm ngọt nhân tạo không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn uống và không có giá trị dinh dưỡng. Do đó, mọi người nên sớm giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe.

Khuyến nghị của WHO hướng đến mọi đối tượng, ngoại trừ những người đã mắc bệnh tiểu đường; được áp dụng với tất cả những chất làm ngọt phi dinh dưỡng tổng hợp, tự nhiên hoặc biến đổi không được phân loại là đường có trong thực phẩm và đồ uống, hoặc chất làm ngọt được bán riêng để thêm vào thực phẩm và đồ uống.

Khuyến nghị không áp dụng cho những sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân có chứa chất làm ngọt nhân tạo như như kem đánh răng và thuốc, hoặc đường có hàm lượng calo thấp.

Hướng dẫn mới nhất của WHO về chất làm ngọt nhân tạo nằm trong bộ hướng dẫn về thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trên toàn thế giới.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn
link nguồn:https://suckhoeviet.org.vn/nhung-dieu-can-luu-y-ve-chat-lam-ngot-nhan-tao-11028.html

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Ẩm thực
672 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Những bài thuốc hay từ củ mài

Những bài thuốc hay từ củ mài

343 lượt xem
00:00 Thịnh hành 7 loại trái cây giàu Enzyme

7 loại trái cây giàu Enzyme

5169 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc hay từ cây rau dền

Bài thuốc hay từ cây rau dền

3880 lượt xem
00:00 Thịnh hành Tác dụng của cải bẹ theo y học cổ truyền

Tác dụng của cải bẹ theo y học cổ truyền

1394 lượt xem
00:00 Thịnh hành 6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi

6 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau mùi

5220 lượt xem
00:00 Thịnh hành Top các thực phẩm giàu Protein nhất

Top các thực phẩm giàu Protein nhất

1104 lượt xem
00:00 Thịnh hành 8 lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe

8 lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe

2563 lượt xem