Số ca trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng mạnh, bác sĩ hướng dẫn biện pháp phòng ngừa

Năm nay, chúng ta đối diện với rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Làm sao để phòng chống và không để trẻ diễn biến nặng trước khi nhập viện là vấn đề được các bậc cha mẹ trẻ quan tâm.
Gia tăng các bệnh truyền nhiễm: Cách nào phòng bệnh cho trẻ?

Số ca mắc bệnh truyền nhiễm tăng nhanh

Theo Bộ Y tế, kết quả giám sát vi sinh về tác nhân gây bệnh tay chân miệng năm nay qua các mẫu xét nghiệm đã ghi nhận gia tăng tỷ lệ các trường hợp dương tính với Enterovirus 71 (EV71).

Trước tình hình dịch tay chân miệng có nguy cơ lan rộng, các tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó.

Chia sẻ về vấn đề này, BSCK2 Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, hiện nay tại TPHCM nói riêng cũng như miền Nam nói chung, số ca bệnh tay chân miệng đang tăng nhiều và nhanh.

Cùng với đó, sốt xuất huyết cũng đang diễn biếp phức tạp. Sốt xuất huyết là bệnh lây do muỗi vằn cái trưởng thành. Vì vậy, muỗi sinh sôi nảy nở theo thời tiết, khi mưa xuống. Đó là điều kiện để muỗi đẻ trứng, sinh sôi, phát triển. Hằng năm, sốt xuất huyết xuất hiện nhiều vào mùa mưa và khiến căn bệnh bùng lên.

2 năm gần đây, thời tiết biểu hiện bất thường cùng hiện tượng ấm lên toàn cầu, El nino, nhiệt độ tăng lên cao rất nhiều so với những năm trước, mưa rải rác không theo quy luật hằng năm vào mùa mưa nữa.

Thay vào đó, có nơi mưa nhiều, nơi khô hạn. Mưa bất thường cùng nhiệt độ ấm lên tạo điều kiện sinh sôi phát triển của muỗi. Điều đó khiến bệnh sốt xuất huyết xuất hiện sớm, có thể tăng nhanh và đột biến hơn cùng sự phát triển của muỗi.

Cách phòng chống bệnh truyền nhiễm

Năm nay, chúng ta đối diện với rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Làm sao để phòng chống và không để trẻ diễn biến nặng trước khi nhập viện là vấn đề được các bậc cha mẹ trẻ quan tâm.

Với tay chân miệng, bệnh lây trực tiếp qua người với người, đường ăn uống, vệ sinh của trẻ. Do đó, vệ sinh cá nhân là quan trọng nhất, đặc biệt là bàn tay.

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ duy trì thói quen rửa tay để hạn chế lây nhiễm. Những bé bị bệnh cần được phát hiện sớm và nghỉ tại nhà, hạn chế đến chỗ đông người, tránh lây cho trẻ khác.

Với sốt xuất huyết, biện pháp phòng bệnh là hạn chế muỗi đốt. Cách phòng chủ động là không cho muỗi sinh sôi, phát triển, liên quan đến chỗ đọng nước quanh nhà, bụi cỏ... Không để nước đọng, dọn rác xung quanh nhà, phun trừ muỗi thường xuyên.

Cách phòng bệnh thụ động là mặc đồ màu sáng, sử dụng thuốc bôi chống muỗi chiết xuất từ các loại như tắc, quýt, chanh.

Cần bật đèn sáng, vì không gian âm u, tối trong góc phòng là điều kiện để muỗi sinh sống. Góc tủ, bàn... cần thường xuyên được vệ sinh, lau chùi.

Với sốt xuất huyết, có rất nhiều hoạt động, phong trào liên quan đến dọn rác, nước... Nhưng nếu không được duy trì, muỗi sẽ tiếp tục sinh sôi. Thay vào đó, cần làm những công việc này hằng ngày, thường xuyên”, chuyên gia y tế khuyến cáo.

Theo bác sĩ Nam, hiện nay, theo chương trình tiêm chủng quốc gia, có rất nhiều vaccine.

Do đó, cha mẹ cần cho trẻ tiêm nhắc lại, bổ sung nếu thiếu. Đặc biệt, cần chú ý đến những căn bệnh thường bị bỏ qua, gồm: Lao, viêm gan siêu vi - nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và xơ gan sau này.

Phụ huynh được khuyến cáo đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi uống thuốc không hạ, vẫn sốt cao liên tục, đổ mồ hôi nhiều, quấy khóc liên tục, nôn ói, tay chân run rẩy, đi đứng loạng choạng, co giật, chới với giật mình, đau bụng, chảy máu bất thường...

Bất cứ nào khi trẻ có triệu chứng bất thường khác hằng ngày, cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế.

Trong văn bản Sở Y tế TP.HCM báo cáo Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn cho hay, từ đầu năm đến ngày 14/7/2023, TP.HCM ghi nhận 7.823 ca mắc tay chân miệng mới, trong đó có 2.370 ca phải nhập viện điều trị và 212 ca nặng (chiếm 8,95%).

Riêng trong tháng 6 và 2 tuần của tháng 7 năm 2023, tổng số ca điều trị nội trú lên tới 1.774 ca, trong đó số ca có địa chỉ TP.HCM chiếm tỉ lệ 20,9%.

Ngành y tế dự báo, số ca mắc và ca nặng sẽ tiếp tục tăng. Hiện nay, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ ca nặng từ các tỉnh thành chuyển đến TP.HCM chiếm khoảng 80%. Tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 6 trẻ tử vong đều có hộ khẩu ở các tỉnh khác.

Đoàn Toản (t/h)
suckhoeviet.org.vn
link nguồn:https://suckhoeviet.org.vn/so-ca-tre-mac-benh-truyen-nhiem-tang-manh-bac-si-huong-dan-bien-phap-phong-ngua-6759.html

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Cẩm nang Mẹ và Bé
4794 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

2243 lượt xem
00:00 Thịnh hành Phòng bệnh sởi cho trẻ em trong mùa xuân

Phòng bệnh sởi cho trẻ em trong mùa xuân

2049 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bảo vệ sức khỏe trẻ sinh non Việt Nam

Bảo vệ sức khỏe trẻ sinh non Việt Nam

356 lượt xem
00:00 Thịnh hành Một số bài thuốc đông y làm đẹp da

Một số bài thuốc đông y làm đẹp da

4721 lượt xem
00:00 Thịnh hành Gia tăng bệnh viêm phổi ở trẻ

Gia tăng bệnh viêm phổi ở trẻ

787 lượt xem