Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim.

Khổ sâm có 2 loại chính đều có công dụng chữa bệnh rất tốt là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ.

Cây khổ sâm có tác dụng gì khi chữa rối loạn nhịp tim?

Hình ảnh cây khổ sâm cho lá (bên trái) và khổ sâm cho rễ (bên phải)

Công dụng của khổ sâm

Ngoài tác dụng trị bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, cây khổ sâm còn giúp ổn định tính sinh học của nhịp tim nhờ các cơ chế hoạt động sau đây:

  • Giảm tính kích thích của tế bào cơ tim, thần kinh tim.
  • Điều hòa nồng độ các chất ion tại tế bào cơ tim.
  • Giúp thư giãn các mạch máu và giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Đặc biệt hơn, khổ sâm không gây những tác dụng bất lợi như hạ nhịp tim quá mức, loạn nhịp tim nặng hay co thắt phế quản như các thuốc nhóm chẹn beta. Sử dụng khổ sâm đáp ứng tốt với nhiều trường hợp bị rối loạn nhịp tim, từ rối loạn thần kinh tim, có rối loạn lo âu hay bệnh nhịp tim nhanh không rõ nguyên nhân.

Lá khổ sâm có công dụng chống các gốc oxy hóa, tính kháng viêm, giảm đau, chống triệu chứng dị ứng, long đờm, bổ phế, làm giảm các triệu chứng của hen suyễn, ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn bao gồm liên cầu nhóm B, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và một số loại nấm.

Trong tim mạch, lá khổ sâm có tác dụng gì? Theo các nghiên cứu, lá cây khổ sâm có hiệu quả hỗ trợ cải thiện những vấn đề ở hệ tim mạch do các tác dụng sau đây:

  • Giúp gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
  • Hạn chế sự hình thành những mảng xơ vữa có trong lòng động mạch, giúp hạ mỡ máu.
  • Làm giảm nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim.

Cây khổ sâm chữa bệnh gì, hiệu quả tác dụng của thành phần rễ cây khổ sâm này trong nhiều bệnh lý khác nhau và tác dụng tốt trong chữa rối loạn nhịp tim nhờ các hoạt chất được tìm thấy.

  • Các nhà khoa học nghiên cứu thấy rễ củ của cây khổ sâm bắc có chứa nhiều các hoạt chất quinon, alkaloid, dược chất flavonoid và saponin triterpenoid. Trong đó có ba hoạt chất alkaloid chính là oxymatrine, matrine, sophocarpine có tác dụng trực tiếp lên tế bào cơ tim, giúp ổn định nhịp tim một cách hiệu quả.

  • Hoạt chất matrine có trong rễ cây khổ sâm công dụng làm tăng thời gian dẫn truyền của tim, tác dụng điều hòa, cân bằng nồng độ các chất điện giải trong ngưỡng an toàn. Khi sự cân bằng nồng độ điện giải natri, kali, canxi được duy trì sẽ làm ổn định nhịp tim vì nếu có rối loạn chất điện giải có nguy cơ dẫn đến các ngoại tâm thu.
  • Hoạt chất D-matrine chứa trong rễ khổ sâm còn có tác dụng giúp chống lại những phản ứng gây rối loạn nhịp tim và làm tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giả nhịp tim. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra chính dược chất matrine có trong Khổ sâm tác dụng ổn định nhịp tim thông qua cơ chế ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ, làm giảm tính kích thích cơ tim (tác động tương tự hiệu quả của nhóm chẹn beta giao cảm) bảo vệ cơ tim và phòng ngừa suy tim. Dùng rễ cây khổ sâm rất hiệu quả trên người bệnh có rối loạn ngoại tâm thu thất do rối loạn chất điện giải hay do biến chứng sau khi nhồi máu cơ tim.
  • Hoạt chất khác là oxymatrine cũng được nghiên cứu phát hiện tác dụng chống loạn nhịp tim do ức chế đáng kể các kênh ion Canxi và Natri, giảm tần suất xuất hiện và mức độ của những cơn rối loạn nhịp thất, giảm tỷ lệ người bệnh tử vong.
  • Hoạt chất sophocarpine trong rễ cây ức chế các kênh Natri, Canxi, điều hướng dòng ion Kali, nhờ đó làm chậm quá trình dẫn truyền của điện tim. Những nhà nghiên cứu cho thấy tác dụng ức chế kênh ion ở tế bào cơ tim của sophocarpine tương tự như chất amiodarone tác dụng chống loạn nhịp tim nhóm III. Hoạt chất này được coi như là một thuốc chống loạn nhịp tiềm năng.
  • Các hoạt chất kurarinone, vexibinol được chiết xuất từ rễ cây khổ sâm có tác dụng giãn mạch, ức chế sự co thắt mạch máu gây ra bởi chất dị ứng histamin và serotonin. Tác dụng này có được nhờ khổ sâm ức chế dòng ion Ca 2+ qua kênh Ca 2+ phụ thuộc hiệu điện thế Do đó, khổ sâm giúp tăng lượng máu đến tim cải thiện chứng tim đập nhanh do tổn thương tim hoặc những bệnh lý tim mạch gây giảm lượng máu đến tim.

Ngoài ra, rễ khổ sâm còn giúp tăng số lượng bạch cầu, phòng ngừa bệnh máu trắng, ức chế sự kết tập của các tế bào mastocyte điều trị các trường hợp dị ứng hoặc bệnh lý viêm da tiếp xúc.

Các bài thuốc từ rễ khổ sâm

Trị ngứa, lở loét ngoài da

Nguyên liệu: Khổ sâm 32g, kinh giới bỏ cành 16g. Đem tán nhuyễn các vị thuốc này thành bột mịn rồi trộn đều. Cho nước vào để vo thành viên với kích thước bằng hạt bắp. Mỗi lần sử dụng khoảng 30 viên uống cùng với trà sau bữa ăn.

Làm sạch âm đạo

Nguyên liệu: Khổ sâm, chích thả, lộ phong phòng và phòng phong với lượng bằng nhau. Đem sắc hỗn hợp trên trong 10 phút rồi pha với nước sạch để vệ sinh vùng kín, không thụt rửa vào bên trong.

Ngăn ngừa khô âm đạo

Chuẩn bị nguyên liệu gồm khổ sâm 50g, hà thủ ô 60g. Đem đi sắc lấy nước và bỏ phần bã đi. Dùng nước rửa âm đạo trong 10-15 phút, dùng mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra có thể dùng nước đã sắc uống mỗi ngày 2 lần.

Giải tỏa mệt mỏi, ngủ ngon giấc

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: khổ sâm, đương quy, hoàng cầm mỗi vị 12g; 15g mỗi vị hoàng kỳ và sinh địa; xuyên khung, trạch lan, tô mộc mỗi vị 10g; tế tân và quế chi mỗi vị 6g. Đem nguyên liệu đi tán nhuyễn thành bột rồi hòa tan với nước nóng. Chờ cho đến khi nước còn ấm thì cho chân vào ngâm trong 10-20 phút, thực hiện 1-3 lần/ ngày. Bài thuốc này giúp tăng tuần hoàn máu, xua tan mệt mỏi và giúp ngủ ngon giấc hơn.

khổ sâm

Rễ khổ sâm cần được sơ chế trước khi sử dụng

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây khổ sâm

Tuy có tác dụng rất tốt, nhưng để đảm bảo hiệu quả điều trị thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

Không được sử dụng cho người tỳ vị hư hàn hoặc đang trong tình trạng suy nhược cơ thể, táo bón.

Sử dụng đúng liều lượng, quá liều có thể gây ra phản ứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Lá khổ sâm không được sử dụng cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữ mang thai.

Khi sử dụng khổ sâm cho lá, cần lưu ý:

Không kết hợp dùng khổ sâm với bối mẫu thỏ ty tử và phản lê lô, vì chúng kỵ nhau nên có thể gây ra phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Không sử dụng khi can thận hư mà không kèm theo nóng.

Không sử dụng dài ngày vì có thể gây tổn thương cho tạng can và thận khí.

Không sử dụng cho những người có tỳ vị hư hàn.

Khổ sâm là tên gọi chung của một loại dược liệu mà trong đó có hai thành phần với những công dụng khác nhau. Do đó, cần dựa vào mục đích điều trị mà lựa chọn cho hợp lý. Để tránh những phản ứng không đáng có xảy ra, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn về liều lượng và cách sử dụng.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn
link nguồn:https://suckhoeviet.org.vn/cay-thuoc-nam-kho-sam-co-tac-dung-chua-roi-loan-nhip-tim-11091.html

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Huyết áp
976 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Ngăn chặn bệnh lao bằng những cách nào?

Ngăn chặn bệnh lao bằng những cách nào?

4639 lượt xem
00:00 Thịnh hành Vị trí và tác dụng của huyệt dương giao

Vị trí và tác dụng của huyệt dương giao

435 lượt xem
00:00 Thịnh hành Cuộc chiến chống ung thư toàn cầu

Cuộc chiến chống ung thư toàn cầu

3373 lượt xem
00:00 Thịnh hành Một số bài thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả

Một số bài thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả

4595 lượt xem
00:00 Thịnh hành Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm độc

Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm độc

4175 lượt xem