Cách dùng phát huy hiệu quả trị bệnh của lộc nhung hươu

Lộc nhung hươu là dược liệu quý có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Tìm hiểu nhanh các thông tin và cách dùng qua bài viết sau đây.

Lộc nhung hươu là tên gọi của vị thuốc Đông y được lấy từ sừng non của con hươu đực hoặc con nai. Ngoài tên gọi này nhiều người còn gọi lộc nhung hươu là Hoàng mao nhung, Quan lộc nhung hay Ban long châu.

Sở dĩ người ta gọi là lộc nhung bởi vì phần sừng non của hươu đực hoặc nai đều chứa nhiều mô sụn, mạch máu, bên ngoài có một lớp lông mà khi sờ vào tạo cảm giác mềm như nhung. Sừng non của hươu đực thường tự rụng vào mùa hè, đến mùa xuân năm sau sẽ mọc trở lại.

Lộc Nhung Hươu Là Gì? Cách Dùng Phát Huy Hiệu Quả Trị Bệnh

Từ lâu, vị thuốc này đã được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt là giúp bồi bổ sức khỏe và khả năng cải thiện sinh lý cho cả nam lẫn nữ giới. Các “quý ông” rất ưa chuộng lộc nhung hươu, đến nay vị thuốc này vẫn được “săn lùng” và sử dụng.

Lộc nhung hươu được phân loại theo giai đoạn thu hoạch, theo trạng thái và theo chế phẩm. Cụ thể:

– Phân loại theo giai đoạn:

  • Huyết nhung: Nhung ngắn và mềm, bên trong còn mạch máu, da hồng, phần đầu tù, lông thư và mịn. Nhung được cắt từ sừng non, chưa phân nhánh. Loại này có giá trị cao nhất, do đó thường được khai thác triệt để.
  • Nhung yên ngựa: Sừng loại này được cắt khi đã phân nhánh, chi nhú lên một đoạn ngắn, bên dài bên ngắn nên được gọi là nhung yên ngựa.
  • Nhung chìa vôi: Đây là nhung hươu được thu hoạch sớm, chưa đủ 3 tuổi. Do đó kích thước nhung nhỏ, sấy khô chỉ còn khoảng 50gram, đồng thời giá trị thấp hơn những loại khác.
  • Nhung gác sào: So với nhung chìa vôi thì loại này thu hoạch khi nhung đã già, phần lông đã cứng và dày hơn, sừng có nhiều nhánh lớn. Loại này giá trị cũng không cao.
    Sừng hươu nai có thể tự rụng vào mùa hạ trong năm, sau đó sẽ mọc lại vào mùa xuân năm sau. Vì thế thông thường người ta sẽ thu hoạch lộc nhung hươu vào những tháng đầu năm (tháng 2 – 3). Nhằm lấy được nhung hươu ở giai đoạn chất lượng nhất, hiện nay người ta bắt đầu can thiệp các phương pháp cắt lấy nhung.

– Phân loại theo trạng thái:

  • Nhung hươu khô: Lộc nhung hươu được thu hoạch và chế biến thành dạng sấy khô. Hàm lượng dinh dưỡng còn 95%.
  • Nhung hươu tươi: Hàm lượng dinh dưỡng còn giữ nguyên 100% do chưa được chế bế, nhung còn tươi mới.

– Phân loại theo chế phẩm:

  • Bột nhung hươu
  • Nhung hươu dạng nước
  • Viên nhung hươu

Bên cạnh cách phân loại trên, nhiều người còn phân loại nhung hươu dựa theo vùng. Chẳng hạn như nhung hươu trong nước ở các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cúc Phương,… và nhung hươu ở nước ngoài tại Nga, Newzeland,…

Công dụng của lộc nhung hươu

Lộc nhung hươu là thượng dược quý hiếm được ưa chuộng từ nhiều đời xưa. Tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hungari,… vị thuốc này được đánh giá cao, xếp thứ 2 trong tứ đại danh dược của Y học cổ truyền. Theo đó, nhung hươu, nai có tính ấm, vị ngọt, mặn và không độc. Tác dụng vào can, thận, tâm, giúp bồi bổ, tráng dương, sinh tinh, mạnh gân cốt, giảm mệt mỏi, làm vết thương lành nhanh hơn,…

Bên cạnh đó, y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra nhiều lợi ích tuyệt vời mà vị thuốc này mag lại cho cơ thể con người. Trong đó có hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Bồi bổ sức khỏe tổng thể: Nhung hươu chứa nhiều hoạt chất giúp bổ thận, tráng dương, cải thiện giấc ngủ, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp người suy nhược giảm mệt mỏi.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Lộc nhung hươu có tác dụng bồi bổ cơ thể giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch bằng cách sản sinh ra nhiều bạch cầu hơn. Đồng thời, các chất có trong dược liệu còn giúp tăng sinh huyết sắc tố, hồng huyết cầu. Nhờ đó tình trạng suy nhược cơ thể được cải thiện đáng kể.
  • Cải thiện tiêu hóa: Nghiên cứu trên chuột cho thấy tình trạng loét dạ dày của chúng sau khi dùng nhung hươu thuyên giảm rõ rệt. Hoạt động tiêu hóa được cải thiện giúp giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý về dạ dày, đường ruột.
  • Cải thiện hệ tim mạch: Cũng thông qua nghiên cứu trên chuột, chuyên gia đã chỉ ra lợi ích mà nhung hươu mang lại cho hệ tim mạch. Cụ thể, tình trạng giảm huyết áp do mất máu cấp tính được cải thiện, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim. Chính vì thế, hiện nay dược liệu này còn được dùng cho đối tượng mắc các bệnh lý về huyết áp, hệ tim mạch dưới tác động của tuổi tác.
  • Cải thiện sinh lý nam và nữ: Đây là một trong những lợi ích được nhiều người biết đến, đặc biệt là cánh mày râu khá quan tâm. Bên trong lộc nhung chứa nhiều thành phần bổ dưỡng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sản sinh hormone, điều hóa máu huyết giúp cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới, kéo dài cuộc yêu. Ngoài ra, trong dược liệu này còn chứa pantocrine, hoạt chất giúp giảm quá trình lão hóa, làm trẻ hóa cơ quan nội tiết, cải thiện sinh lý hiệu quả.
  • Hỗ trợ giải quyết các bệnh về xương khớp: Nhung hươu chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào giúp cải thiện sụn khớp, xương và điều hòa sự phát triển của các tế bào thần kinh.
  • Cải thiện nội tiết tố nữ giới: Lộc nhung có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình phát triển của tử cung, ổn định nội tiết tố cho phụ nữ. Nhất là ở đối tượng bị rối loạn kinh nguyệt, gặp tổn thương tại buồng trứng qua quá trình động thai, sảy thai có thể dùng lộc nhung nấu ăn để bồi bổ và phục hồi.

Bên cạnh các công dụng kể trên, lộc nhung hươu còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề khác trong cơ thể như chữa bệnh gan, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa sớm, nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể,…. Do đó, hiện nay dược liệu này đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng vào làm thành phần của nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý cho con người.

Các bài thuốc từ lộc nhung hươu

Bên cạnh ngâm rượu, lộc nhung hươu còn được dùng làm thuốc kết hợp cùng với các dược liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh. Một số bài thuốc như:

– Bài thuốc trị nhức đầu, thiếu máu:

  • Chuẩn bị: 200g nhung hươu.
  • Thực hiện: Phơi khô nhung hươu sau đó nghiền thành bột mịn. Khi dùng lấy khoảng 1 – 3g pha với nước ấm uống, dùng hàng ngày.

– Bài thuốc trị thiếu máu thể hư hàn:

  • Chuẩn bị: 500gr long nhãn, 30gr lộc nhung hươu, 150gr hoàng kỳ.
  • Thực hiện: Nhung hươu ngâm rượu sấy khô sau đó nghiền thành bột với các nguyên liệu đã chuẩn bị. Sau đó trộn thêm vào một ít mật ong để vo thành viên hoàn. Mỗi lần dùng khoảng 10g, uống với nước ấm ngày 2 lần

– Bài thuốc cho trẻ em chậm lớn, phát dục kém:

  • Chuẩn bị: 30gr nhung hươu, 90gr hoàng kỳ, 45gr đương quy. 10gr nhân sâm và 100g địa hoàng.
  • Thực hiện: Đương quy, địa hoàng, hoàng kỳ sắc nấu lấy nước 3 lần, sau đó trộn đều nước thuốc. Phần nhân sâm và nhung hươu nghiền thành bột hòa cùng với nước sắc và mật ong nấu thành cao. Mỗi lần dùng khoảng 5ml cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần.

– Bài thuốc tăng cường sinh lực:

  • Chuẩn bị: 30gr nhung hươu, 50gr hạt tơ hồng, cật dê 1 quả, 15gr hồi hương.
  • Thực hiện: Rửa sạch cật dê, sau đó hấp chín rồi xay nhuyễn. Tiếp đến cho các dược liệu đã nghiền nát trộn với cật dê làm thành viên hoàn. Dùng hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên uống với rượu ấm.

– Bài thuốc trị liệt dương:

  • Chuẩn bị: 1g – 1,5g lộc nhung hươu, 20g dâm dương hoắc.
  • Thực hiện: Dâm dương hoắc sắc lấy 1 chén nước thuốc. Sau khi nghiền nhung hươu thành bột chiêu với nước sắc dâm dương hoắc. Uống mỗi ngày 1 lần.

– Bài thuốc chữa thận dương hư:

  • Chuẩn bị: 12gr mỗi vị gồm tang ký sinh, bạch thược, đảng sâm, long cốt, tang phiêu tiêu và đương quy, 1,5gr nhung hươu, 20gr ô tặc cốt.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cà thành bột mịn bảo quản trong lọ có nắp đậy kín. Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 4gr – 8gr bột chiêu với rượu trắng ấm, uống ngày 2 lần.

– Bài thuốc chữa băng lậu đới hạ, suy nhược gan thận:

  • Chuẩn bị: 12gr đương quy, anh giao và lộc nhung hươu, 6gr bồ hoàng, 20gr ô tắc cốt.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột để bảo quản sử dụng dần. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần chiêu 4g bột thuốc cùng với rượu trắng ấm.

– Bài thuốc chữa mềm yếu chân tay, trẻ chậm phát triển:

  • Chuẩn bị: 12gr mỗi vị như phục linh, sơn thù, đơn bì, ngũ gia bì, bạch tả, 1,2gr lộc nhung, 16gr thục địa, 0,1gr xạ hương.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột, luyện cùng với mật ong thành viên hoàn, dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 4gr – 12gr.

– Bài thuốc chữa tinh huyết khô, doanh vệ hư tổn:

  • Chuẩn bị: 40gr mỗi vị gồm lộc nhung hươu, phụ tử bào, 10 lát gừng tươi.
  • Thực hiện: Tán bột nhung hươu và phụ tử bào, sau đó chia thành 4 phần đều nhau. Tiến hành sắc lấy nước uốn cùng với 10 lát gừng tươi, uống nước thuốc khi còn ấm.

– Bài thuốc chữa thận dương bất túc gây liệt dương, di tinh:

  • Chuẩn bị: Các vị thuốc cần có gồm nhung hươu, câu kỷ tử, nhân sâm và phụ tử, tùy theo tình trạng liều lượng được gia giảm khác nhau.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cán thành bột minh, trộn thành hoàn để sử dụng.

– Bài thuốc chữa vô sinh cho nữ giới, băng lậu do dương hỏa suy:

  • Chuẩn bị: 40gr các vị như nhung hươu, nhục thung dung, ô tặc côt, 80gr sinh địa.
  • Thực hiện: Đem tán thành bột để trong lọ có nắp đậy để sử dụng dần. Mỗi ngày uống khoảng 8gr – 12gr với nước ấm.

Ai không nên dùng lộc nhung hươu?

Lưu ý không nên sử dụng lộc nhung hươu cho các đối tượng sau đây:

  • Người bị nóng trong, thể trạng yếu nhưng thuộc tạng nhiệt.
  • Người bị mất máu hoặc thiếu máu có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường.
  • Người đang bị viêm phế quản, bị sốt cao hoặc đang mắc phải các bệnh lý về truyền nhiễm.
  • Người có độ đông máu cao, huyết áp không ổn định, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận nặng.
  • Người thừa cân béo phì, hoặc đối tượng có cơ thể khỏe mạnh không nên dùng vị thuốc này.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi xương. Không nên tự ý dùng hoặc lạm dụng quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, trẻ em có nguy cơ bị hói đầu hoặc phát dục sớm,…

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn
link nguồn:https://suckhoeviet.org.vn/cach-dung-phat-huy-hieu-qua-tri-benh-cua-loc-nhung-huou-11031.html

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Thông tin thuốc
1041 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

2270 lượt xem
00:00 Thịnh hành Nam y ngũ vị thần dược

Nam y ngũ vị thần dược

1265 lượt xem
00:00 Thịnh hành 5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5786 lượt xem
00:00 Thịnh hành Những lưu ý khi dùng cây trái nổ chữa bệnh

Những lưu ý khi dùng cây trái nổ chữa bệnh

4020 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc chữa bệnh từ chim đa đa

Bài thuốc chữa bệnh từ chim đa đa

4315 lượt xem
00:00 Thịnh hành Kim anh tử trong y học cổ truyền

Kim anh tử trong y học cổ truyền

5660 lượt xem
00:00 Thịnh hành Tác dụng của cây lệ dương ít ai biết

Tác dụng của cây lệ dương ít ai biết

3438 lượt xem
00:00 Thịnh hành Những bài thuốc cổ truyền từ bách hợp

Những bài thuốc cổ truyền từ bách hợp

5018 lượt xem
00:00 Thịnh hành Kế sữa - vị thảo dược đa dụng

Kế sữa - vị thảo dược đa dụng

4873 lượt xem
00:00 Thịnh hành Công dụng chữa bệnh của ngũ gia bì

Công dụng chữa bệnh của ngũ gia bì

645 lượt xem