THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

 

 

Những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm

 

 

 

- Cơn đau ở thắt lưng tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông, chân

- Xuất hiện những cơn đau vùng cổ, đau lan xuống gáy sang hai vai, cánh tay

- Đau rễ thần kinh, đau cột sống

- Những cơn đau xuất hiện nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1-2 tuần

- Đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, tăng mạnh khi hắt hơi, cúi người

- Cảm giác như kiến bò, kim châm, tê cóng ở đĩa đệm thoát vị

- Suy giảm khả năng vận động

 

 

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

 

 

 

- Cơn đau quanh vùng gáy, vai

- Tê đau, mất cảm giác ở bắp tay, cổ tay, bàn tay

- Giảm lực cơ tay

- Đau từ cổ lan lên đầu gây cảm giác choáng váng

- Tê, đau, nhức, tăng giảm tùy theo cử động cổ tay

- Vận động vùng cổ bị hạn chế, khó khăn khi xoay ngang cổ, cúi xuống, ngửa lên

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

- Đau thần kinh đùi bì, đau dây thần kinh tọa, đau thắt lưng

- Không cúi người được, khả năng ưỡn thắt lưng giảm, những cử động khác vùng cột sống lưng bị hạn chế

- Liệt ở bàn chân, mông trong một số trường hợp nặng

- Rối loạn cảm giác tê đau

- Đau ở vùng cột sống lưng chạy theo hình vòng cung lan ra trước ngực, khoang liên sườn

- Đau dây thần kinh liên sườn, đau nhiều khi đại tiện, ho, nằm nghiêng

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm theo từng giai đoạn

Giai đoạn đầu

- Rối loạn cảm giác mức độ nhẹ

- Lực cơ tay, cơ chân giảm sút

- Khó vận động, thể hiện rõ khi bê vác một vật gì đó.

- Giảm nhạy cảm

Giai đoạn bệnh phát triển

- Đau dữ dội khi nằm, đứng, ngồi quá lâu

- Rối loạn cương dương ở nam giới

- Đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động mạnh

- Cảm giác bỏng rát, tê nhức

- Đau lan xuống chân hoặc cánh tay, bắp chân, đùi, mông

Giai đoạn bệnh nặng

- Tê bì tay chân

- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện khi nhân nhầy ép vào dây thần kinh

- Bắp tay, bắp chân bị teo

- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân

Tuy nhiên những triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở từng người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ thì bạn hãy nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán bệnh sớm.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

 

 

Tác nhân bên ngoài

- Ngoại lực tác động, tai nạn gây ra chấn thương đĩa đệm

- Các tư thế vận động không đúng cách (nằm, ngồi, đi, đứng)

- Một lực mạnh từ bên ngoài tác động trực tiếp vào cột sống đĩa đệm

- Hút thuốc làm giảm oxy cung cấp tới các đốt sống, xương, các mô

- Ngồi lâu, lười vận động

- Tập thể dục, chơi thể thao quá sức

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, ăn nhiều chất dầu mỡ, thiếu canxi

- Thừa cân, béo phì

- Do tuổi tác

- Nghề nghiệp: Những người lao động chân tay, sai tư thế, mang vác nặng

Tác nhân bên trong

- Biến chứng của các bệnh lý khác như: Đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống

- Quá trình lão hóa tự nhiên khiến đĩa đệm yếu đi

- Bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như: Cong vẹo cột sống, hẹp ống sống, gai đôi s1,…

- Cấu trúc cột sống yếu di truyền

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 

 

 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh có liên quan đến đĩa đệm.

Phần đĩa đệm ở cột sống thắt lưng không giống với các đĩa đệm ở vùng khác. Đặc thù của các đĩa đệm ở vùng này là cần thích nghi với những mức độ cơ học cường độ lớn. Ở vị trí này, đĩa đệm liên tục phải chịu những áp lực cao mà đây lại là vị trí bị chăm sóc khó khăn nhất vì máu cung cấp cho nó chủ yếu là do thẩm thấu. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa tổ chức, loạn dưỡng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bởi vì bệnh có liên quan nhiều đến nghề nghiệp lao động nặng, thường xuyên mang vác nặng hoặc hoạt động sai tư thế, tác động lực khi làm việc không đối xứng hai bên.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, thậm chí có thể tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời

Biến chứng

 

 

 

- Đau thần kinh tọa: Vì nhân đĩa đệm chèn ép rễ dây thần kinh gây ra đau nhức dữ dội, đau buốt vùng mông dọc xuống cẳng chân, mu bàn chân, các ngón chân

- Teo cơ

- Mất kiểm soát đại tiểu tiện, người bệnh lúc này có thể sẽ phải thông tiểu, thụt tháo

- Rối loạn cơ tròn

- Hạn chế vận động

- Liệt, tàn phế

- Chèn ép rễ thần kinh: Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường có những cơn đau kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Đau có thể tăng lên khi hoạt động mạnh, hắt hơi, đứng hoặc ngồi lâu, ho, di chuyển mạnh,…

- Rối loạn vận động: Những cơn đau nhức ở vùng lưng và cổ có thể khiến người bị thoát vị đĩa đệm bị hạn chế vận động, thậm chí là bị bại liệt.

- Rối loạn cảm giác: Đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến những vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, xúc giác bị rối loạn, cảm giác nóng, lạnh bất thường.

- Rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: Gây liệt cơ thắt kiểu ngoại vi dẫn đến không thể giữ nước tiểu, bí tiểu, tiểu không kiểm soát, hiện tượng nước tiểu chảy rỉ ra.

- Hội chứng đuôi ngựa là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đôi khi bệnh có thể chèn ép toàn bộ rễ thần kinh, người bệnh cần phẫu thuật sớm để phòng ngừa tàn phế suốt đời.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý những lưu ý dưới đây để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

- Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì, thừa cân

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cột sống thêm vững chắc, khỏe mạnh

- Đối với nhân viên văn phòng, bạn không ngồi ở một tư thế quá lâu, nên đứng dậy đi lại sau 1-2 giờ làm việc

- Không mang vác quá sức, không nâng vật nặng khi đang cúi người mà cần ngồi xổm rồi nhấc lên

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi từ tự nhiên, bổ sung Sulfate Glucosamine, MSM, Chondroitin Sulfate, các chất khoáng từ thực phẩm chức năng

 

 

Điều dưỡng, luyện tập và thuốc Đông Nam y thế nào khi mới thoát vị đĩa đệm:

Bài thuốc đắp dân gian:

Bài thuốc từ ngải cứu là một trong những bài thuốc đắp cổ truyền được sử dụng phổ biến nhất mà mọi người có thể tham khảo

Chữa thoát vị đĩa đệm xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp xoa bóp, ấn huyệt với một số thao tác đơn giản có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Giúp người bệnh giảm sưng đau, tạo cảm giác thoải mái, thực hiện vào buổi tối sẽ giúp chăm sóc tốt cho giấc ngủ

 

 

 

Có thể châm, cấy chỉ các huyệt: Thận du, đại trường du, yêu dương quan và ủy trung, không cần châm nhiều huyệt, có thể châm thêm nhân trung nếu đau nhiều. Châm cứu có thể giúp giãn cơ, giảm đau, cấy chỉ có vai trò tương đương như châm cứu.

Vật lý trị liệu

       Việc kết hợp các phương pháp nói trên với những bài tập vật lí trị liệu sẽ đem đến kết quả bất ngờ trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Những bài tập vật lí trị liệu có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau nhức, giảm sự chèn ép lên các cơ và rễ dây thần kinh.

      Ngoài ra còn giúp cải thiện lưu thông máu để đưa oxy, nước và các dưỡng chất đến cung cấp cho các đĩa đệm bị tổn thương. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện chức năng vận động hiệu quả.

      Một số bài tập vật lí trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp kéo giãn phần cột sống khiến cho những cơn đau nhức từ từ biến mất, người bệnh sẽ cảm thấy được thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

Về thuốc: Căn cứ vào từng thể trạng bệnh nhân sẽ có những tư vấn để phòng, hỗ trợ điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm.

Trích Nguồn hoangphucduong.com

Đã đăng bởi Sức Khỏe Việt trong mục Hỏi Bác sĩ
4088 lượt xem

Bài liên quan

00:00 Thịnh hành Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

3149 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

3455 lượt xem
00:00 Thịnh hành Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

4857 lượt xem
00:00 Thịnh hành Giác hơi có giúp ích cho làn da?

Giác hơi có giúp ích cho làn da?

943 lượt xem
00:00 Thịnh hành Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

4274 lượt xem
00:00 Thịnh hành Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

4241 lượt xem
00:00 Thịnh hành Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

Phòng bệnh cúm trong thời tiết giao mùa

2628 lượt xem
00:00 Thịnh hành Tác dụng chữa bệnh của lá tre

Tác dụng chữa bệnh của lá tre

4966 lượt xem
00:00 Thịnh hành Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hoa nhài

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ hoa nhài

3401 lượt xem